Tham gia phỏng vấn tìm việc luôn luôn là một trải nghiệm căng thẳng, nhất là đối với những bạn sinh viên vừa mới rời bước chân ra khỏi giảng đường. Chỉ cần bạn nghĩ về nó thôi cũng có thể khiến bạn căng thẳng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng. Chúng tôi nghĩ, với một chút chuẩn bị và sự tự tin vào khả năng của bản thân mình, bạn sẽ có cuộc phỏng vấn việc làm đầu tiên thật suôn sẻ, thuận lợi.
Các bạn sinh viên ngành trồng trọt vừa mới ra trường hay những bạn chưa ra trường nhưng vẫn muốn tìm kiếm một công việc đúng ngành cho mình? Các bạn không biết cần chuẩn bị những gì để có thể tạo ấn tượng tốt nhất và gia tăng cơ hội nhận việc? Vậy hãy cùng tham khảo những điều hữu ích cần biết dành cho các bạn sinh viên ngành trồng trọt sau đây khi đi phỏng vấn, để có thể giúp bạn có nhiều lợi thế trong quá trình tìm việc làm ngành trồng trọt nhé.
Tìm hiểu kỹ về công ty và công việc bạn ứng tuyển
Bạn nên tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển thật kỹ dù để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn hay để đánh giá liệu đó có phải là lựa chọn đúng đắn.
Biết được những thông tin quan trọng nhất về công ty có thể giúp bạn bước vào cuộc phỏng vấn một cách tự tin. Các yếu tố có thể tìm hiểu bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, các sản phẩm/ dịch vụ mà công ty cung cấp, sứ mệnh và mục tiêu của công ty.
Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập vào các trang web của công ty, các bài đăng trên mạng xã hội và các thông cáo báo chí gần đây để tìm hiểu thêm và chỉ ra lý do tại sao chúng phù hợp với môi trường và định hướng của bạn.
Ngoài ra, hãy nghiên cứu kỹ mô tả công việc để xem liệu nó có thực sự phù hợp với bạn hay không. Trước hôm đi phỏng vấn, hãy xem lại một lần nữa để nắm rõ công việc bạn phải làm nếu trúng tuyển. Việc này giúp bạn dễ dàng đặt câu hỏi về vị trí ứng tuyển cho nhà tuyển dụng.
Trong buổi phỏng vấn, bạn cũng sẽ được hỏi những câu như “Bạn đã tìm hiểu về công ty chưa?”, “Bạn biết gì về công ty?”, hay “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?”. Nếu như bạn đã có tìm hiểu về công ty trước đó, những câu hỏi phỏng vấn này chắc chắn không sẽ không làm khó được bạn phải không nào?
Mặt khác, khi tìm hiểu kỹ về công ty tuyển dụng, thì cũng có thể giúp bạn tránh rơi vào những công ty có dấu hiệu lừa đảo, đa cấp….
Các giấy tờ cần thiết
Hiện nay, chúng ta thường gửi hồ sơ xin việc qua Internet. Nhưng, khi đi tham gia phỏng vấn thì việc mang theo một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ là điều cần thiết. Hãy chú ý tất cả giấy tờ phải được in hoặc ghi trên loại giấy chất lượng.
Trong buổi phỏng vấn, rất có thể nhiều người phỏng vấn bạn cùng lúc. Rắc rối xảy ra khi bộ bận nhân sự không in đủ số lượng hoặc một trong số họ quên mang theo. Việc bạn chuẩn bị sẵn vài bản CV sao in sẽ thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn.
Chọn trang phục lịch sự, phù hợp
Có thể bạn cho rằng khi chúng tôi đưa ra lời khuyên này là một trong những điều “thừa thải” hay là “xưa như trái đất” nhưng đây vẫn là một trong những điều bạn cần biết khi đi phỏng vấn.
Bạn nên chọn trang phục phù hợp với môi trường công ty và công việc ứng tuyển. Có một số công ty bắt buộc bạn phải ăn mặc trang trọng nhưng cũng có một số cho phép bạn mặc trang phục thoải mái hơn. Đó là một lý do tại sao tìm hiểu trước về công ty là rất quan trọng.
Trang phục chỉnh tề, gọn gàng thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc đối với công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển, đồng thời tạo thiện cảm với người đối diện. Tránh những cách ăn mặc sai lầm cho một cuộc phỏng vấn việc làm có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và bắt đầu cuộc phỏng vấn suôn sẻ hơn.
Nhìn chung, khi đi phỏng vấn việc làm ngành trồng trọt, bạn không cần lựa chọn trang phục quá cầu kỳ, chỉ cần đảm bảo tính lịch sự và giúp bạn có một tâm lý tự tin, thoải mái khi đối diện với nhà tuyển dụng.
Đến đúng giờ khi đi phỏng vấn
Đúng giờ là một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc cần thiết. Việc trễ hẹn cho thấy bạn là người thiếu chuẩn bị và thiếu trách nhiệm với công ty. Điều này gây lãng phí thời gian cho cả hai bên.
Bạn nên nghiên cứu đường đi đến địa chỉ của công ty ít nhất một ngày trước cuộc hẹn của bạn để tìm địa điểm và nên đến trước giờ phỏng vấn theo lịch trình 10-15 phút.
Sẵn sàng cho các câu hỏi tình huống
Nhiều nhà tuyển dụng muốn kiểm tra khả năng xử lý tình huống và kỹ năng phỏng vấn của ứng viên bằng những câu hỏi bất ngờ vượt xa những thông tin cơ bản như giới thiệu và kinh nghiệm làm việc.
Những câu hỏi bạn có thể gặp trong quá trình phỏng vấn: Hãy giới thiệu về bản thân bạn; điểm mạnh – điểm yếu của bạn; mục tiêu nghề nghiệp của bạn… Bạn hãy chuẩn bị kỹ phần trả lời cho những câu hỏi này, đặc biệt với câu hỏi điểm mạnh – điểm yếu của bản thân. Bạn hãy nêu những điểm mạnh nào phù hợp nhất với yêu cầu của vị trí tuyển dụng, đồng thời thẳng thắn chia sẻ những điểm yếu cùng hướng khắc phục điểm yếu đó chứ không nên giấu giếm hoặc trả lời kiểu “tôi không có điểm yếu nào”.
Đối với những câu hỏi chuyên ngành, bạn sẽ thường được phỏng vấn bởi cấp quản lý trực tiếp hoặc trưởng phòng. Những câu hỏi sẽ nằm trong kiến thức mà bạn được truyền đạt. Do đó bạn đừng quá lo lắng, thay vào đó hãy chuẩn bị tâm lý thật thoải mái để tự tin trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Thái độ thân thiện, hoà nhã khi phỏng vấn
Tự tin trả lời phỏng vấn xin việc không chỉ góp phần tạo nên bầu không khí tự tin, chuyên nghiệp hơn mà còn cho thấy sự uy tín với nhà tuyển dụng của bạn.
Một trong những kỹ năng bạn cần rèn luyện khi đi phỏng vấn đó là sự tự tin. Đó có thể là cách bạn nhìn thẳng vào mắt người hỏi, giọng nói có vừa phải và rõ ràng, dễ hiểu và nhất quán.
Câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Một cuộc phỏng vấn là một cuộc trò chuyện hai chiều. Ngoài việc chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, bạn cũng cần biết cách đặt câu hỏi. Một số câu hỏi có thể đặt cho nhà tuyển dụng như: Văn hóa công ty, cụ thể về công việc bạn ứng tuyển, chế độ bảo hiểm, lương thưởng, …..
Hãy xem việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là cơ hội để bạn thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, những câu hỏi này cũng sẽ giúp bạn đưa ra được một quyết định sáng suốt trong việc có nên làm việc tại công ty đó hay không.
Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm
Các cuộc phỏng vấn không dài, vì vậy bạn cần biết cách tập trung vào những điểm chính mà nhà tuyển dụng quan tâm. Hãy luôn chú ý đến thời gian phỏng vấn để có những câu trả lời phù hợp nhất. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn, bạn có thể cung cấp thêm thông tin, nhưng nếu bạn có ít thời gian hơn, hãy nói với họ những gì bạn cần và những gì được nhắm mục tiêu nhiều nhất.
Và khi bạn kết thúc buổi phỏng vấn, không chỉ có nhà tuyển dụng, mà các ứng viên cũng cần gửi lời cảm ơn ngược lại. Bạn có thể cảm ơn trực tiếp, viết email hoặc để lại lời nhắn trên giấy như cách thể hiện sự biết ơn và trân trọng cơ hội phỏng vấn trực tiếp lần này.
Cơ hội việc làm ngành trồng trọt dành cho các kỹ sư trồng trọt là rất lớn. Các bạn sinh viên ngành trồng trọt có thể xin vào làm ở: Các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp; Viện nghiên cứu về nông nghiệp; Viện sinh học nhiệt đới; Các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; Các trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)….Khái quát chung, kỹ sư trồng trọt thì bạn cần có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu, có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế là một trong những lợi thế lớn nhất dành cho bạn khi đi xin việc. Và mến chúc các bạn sinh viên sẽ luôn tìm được công việc mà bản thân yêu thích.