Cơ hội việc làm Ngành trồng trọt tại Việt Nam

Đăng tuyển 100% free với hàng ngàn ứng viên!

Việt Nam xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; việc đảm bảo an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người. Nông nghiệp đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn; chiếm 30% lực lượng lao động cả nước và chiếm tỷ trọng gần 12% GDP. Từ một nước kém phát triển về nông nghiệp, phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam hiện nay trở thành một trong những nước xuất khẩu nông – lâm – thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD, tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Và trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt, quan trọng của ngành nông nghiệp. Tại Việt Nam, sản phẩm của ngành trồng trọt vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đóng góp cho mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, vừa từng bước vươn ra xuất khẩu, đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Bởi vì trồng trọt ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nước ta nên việc Nhà nước ta luôn đưa ra các chính chính, đào tạo, hỗ trợ tối ưu nhất đối với hoạt động trồng trọt.

Vậy thì trồng trọt ở trong bài viết này sẽ được định nghĩa như thế nào? Và cơ hội việc làm ngành trồng trọt tại Việt Nam ra sao? Hãy tìm hiểu nội dung liên quan đến vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Ngành trồng trọt nghĩa là gì?

Định nghĩa hoặc khái niệm về ngành trồng trọt còn khá mơ hồ. Nhưng trên cơ sở quy định của Luật trồng trọt năm 2018 có đề cập đến khái niệm và hoạt động ngành trồng trọt như sau:

Trồng trọt là ngành kinh tế – kỹ thuật trong nông nghiệp có liên quan đến việc gieo trồng cây nông nghiệp, cây cảnh và nấm ăn để phục vụ mục đích của con người. Hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động về giống cây trồng; phân bón; canh tác; thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng.

Trồng trọt là ngành học nghiên cứu về các loại cây trồng và tất cả yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu nôm na, trồng trọt là ngành học nghiên cứu về các loại cây trồng và tất cả yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng…

Kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt (khoa học cây trồng) được đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh…). Chuyên ngành trồng trọt trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương và các kiến thức chuyên ngành như: Hình thái và giải phẫu thực vật; thổ nhưỡng và phì nhiêu đất; côn trùng nông nghiệp đại cương; nông học đại cương; di truyền – giống cây trồng; sinh lý thực vật; bệnh cây nông nghiệp đại cương….

Ngành trồng trọt đã và đang rất cần những nguồn nhân lực trẻ, năng động.

Với tình hình công nghệ phát triển và được ứng dụng vào nông nghiệp ngày càng đa dạng hóa, cho nên ngành trồng trọt đã và đang rất cần những nguồn nhân lực trẻ, năng động để có thể đưa nông nghiệp nước nhà lên một tầm cao mới. Không những cải thiện năng suất mà còn cả hiệu quả công việc, để nông nghiệp không còn bị định kiến là ngành “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Nhu cầu tuyên dụng việc làm ngành trồng trọt ở Việt Nam

Hiện nay, ngành Nông nghiệp đang luôn được ưu tiên, quan tâm và tập trung rất lớn. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ làm hướng đi chính và đã đầu tư hàng tỷ USD, đạt được những thành công rõ rệt. Đồng thời có thể thấy rằng, ngành nông nghiệp hiện nay của chúng ta đang trong giai đoạn chuyển nhanh từ nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp 4.0, nền nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tri thức dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo phát triển bền vững. Là một nước nông nghiệp vậy nhưng đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn thiếu nhiều kỹ sư trồng trọt giỏi. Mặc dù hàng năm vẫn có một lượng kỹ sư trồng trọt ra trường từ các trường đại học trên cả nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, các công ty lớn nhỏ cả về số lượng và chất lượng. Chính phủ nước ta đã đặt ra vấn đề về việc phát triển các ngành nghề liên quan đến trồng trọt hiện đại. Với những điều này, chúng ta có thể thấy việc làm Nông nghiệp nói chung và việc làm ngành trồng trọt nói riêng hiện nay đang là một trong những nghề được tuyển dụng cao để đáp ứng nhu cầu về nhân sự.

Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm tham quan trang trại trồng chuối của Tập đoàn HAGL.

Công việc chính của một kỹ sư trồng trọt có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, sinh học phân tử, khoa học hạt giống, dinh dưỡng, bệnh cây, toán học và xây dựng mô hình, phát triển quốc tế…. Với những kiến thức được đào tạo, kỹ sư trồng trọt nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường.

Ngành trồng trọt cơ cơ hội nghề nghiệp phong phú và cũng đầy sáng tạo, thách thức

Những kỹ sư trồng trọt khi ra trường có cơ hội nghề nghiệp phong phú và cũng đầy sáng tạo, thách thức. Bạn có thể làm việc tại: các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, Các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các trường Đại học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy… Không chỉ vậy, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại các phòng thí nghiệm để thực hiện nghiên cứu và phát triển các giống cây mới.

Lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp cũng là việc làm phổ biến được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Xu hướng ưa chuông nông sản sạch đã và đang rất hot. Vì thế kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng là “mảnh đất màu mỡ” cho những ai muốn tìm việc làm ngành nông nghiệp. Không chỉ làm các công việc liên quan đến nông sản thì mới là nông nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể làm các công việc quản trị phân phối, điều hành hoạt động vận tải để luân chuyển nông sản đến các điểm bán lẻ, đại lý,…Hoặc có thể bạn tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực trồng trọt.

Nghề trồng trọt vẫn là nghề muôn đời và đang ngày càng có giá trị

Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp ổn định và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Đa phần người dân từ thuở xa xưa đến bây giời vẫn gắn liền với cây lúa nước và các cây nông nghiệp để canh tác và làm ăn kinh tế. Và trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng, chủ chốt của nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp; nông sản để xuất khẩu… Do vậy, nghề trồng trọt vẫn là nghề muôn đời và đang ngày càng có giá trị bởi sức ép về Lương thực thực phẩm cho con người ngày một gia tăng. Vậy nên, những bạn đã, đang và chuẩn bị học ngành trồng trọt hãy yên tâm nhé, nhu cầu việc làm ngành trồng trọt ở Việt Nam hứa hẹn sẽ là “mảnh đất màu mỡ” dành cho các bạn.

Để lại lời nhắn