Giống cây trồng Miền Nam

  • 282 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam View on Map
  • Social Links:

Overview

  • Founded Date 01/01/1976
  • Sectors Giống , Trồng trọt
  • Posted Jobs 1
  • Viewed 2571
  • Quy mô công ty 1010

Mô tả công ty

Với tiền thân là Công ty Giống cây trồng phía Nam – được thành lập năm 1976, qua quá trình hình thành và phát triển, đến năm 2002 được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam với vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ. Hiện nay vốn điều lệ là 150 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam là công ty chuyên nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh các loại hạt giống cây trồng và vật tư nông nghiệp.

Ngành nghề hoạt động chính:

– Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng các loại.

– Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp.

– Kiểm tra hạt giống cây trồng. Kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống cây trồng nông nghiệp.

Địa bàn hoạt động:

Các địa bàn hoạt động hiện tại bao gồm:

– Các tỉnh Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

– Cambodia, Lào, vùng khác.

Từ tháng 01/2020, SSC chuyển giao thị trường 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cho Công ty TNHH Lúa Gạo Việt Nam (Vinarice) – trong đó, SSC chiếm 30% vốn điều lệ của Vinarice.

Mô hình quản trị:

– Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam hoạt động theo mô hình quản trị được xây dựng và tổ chức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hiện hành với các thiết chế quan trọng gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc.

Là một Công ty đại chúng niêm yết khá lâu trên thị trường chứng khoán, Công ty áp dụng chặt chẽ, bám sát quy định, hướng dẫn của các Quy định hiện hành về cấu trúc Hội đồng quản trị cũng như vai trò của Ban Kiểm soát.

Định hướng phát triển:

– Duy trì tốc độ tăng trưởng dương.

– Tập trung phát triển sản phẩm mới.

– Doanh thu tăng trưởng bình quân: hơn 10% (tỷ lệ sản phẩm độc quyền đến 2020 là 45%).

– Mục tiêu thị phần:

• Chi phối thị trường ngô nếp, tăng sản phẩm lúa thuần ở ĐBSCL.

• Phát triển lúa lai nội địa và giảm dần lúa lai nhập khẩu; các sản phẩm rau lai.