Thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của Công nghệ sinh học khi mà các nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn này. Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành SH – CNSH vẫn phản hồi là không tìm được công việc phù hợp đúng chuyên môn. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào yếu tố gì để tuyển kỹ sư công nghệ sinh học?
Nội dung chính
Đôi nét về ngành công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học (CNSH) là một lĩnh vực nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống để tạo ra sản phẩm hoặc để phục vụ cho lợi ích của nhân loại. Công nghệ sinh học được chia thành 5 chuyên ngành chính như sau:
CNSH Y Sinh: đây là ngành sử dụng vật liệu là tế bào sống để nghiên cứu sản phẩm dùng trong chẩn đoán y khoa, giúp cứu chữa và ngăn ngừa các loại bệnh ở người.
CNSH Dược: đây là ngành sử dụng vật liệu là tế bào sống để nghiên cứu và sản xuất dược phẩm, giúp cứu chữa và ngăn ngừa các loại bệnh ở người.
CNSH Thực vật: đây là lĩnh vực ứng dụng và phát triển kỹ thuật di truyền trên đối tượng thực vật. Những chuyên gia trong lĩnh vực này tiến hành xác định, tách chiết và chuyển gen từ một loài thực vật này sang loài thực vật khác, nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng giống cây trồng cũng như tạo ra giống cây trồng mới có thể chống chịu những tác động xấu của môi trường.
CNSH Biển và Môi trường: đây là ngành tìm hiểu về các loài sinh vật biển và tác động của môi trường biển, nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Lĩnh vực này đang tạo ra những giải pháp mới cho nền công nghiệp và nông nghiệp, bao gồm các loại thuốc phòng chống dịch bệnh thân thiện với môi trường cũng như các loại enzyme chịu mặn, hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
CNSH Thực phẩm: đây là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học cho mục đích công nghiệp, bao gồm tạo ra sản phẩm sinh học, năng lượng thay thế (năng lượng sinh học) và vật liệu sinh học. Ngoài ra, chuyên ngành này còn nghiên cứu sử dụng tế bào và các thành phần khác của tế bào như enzyme để tạo ra các sản phẩm công nghiệp khác.
Tuyển kỹ sư công nghệ sinh học
Yêu cầu về thái độ của người ứng tuyển
- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp;
- Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp
Yêu cầu về kiến thức của người ứng tuyển vị trí kỹ sư công nghệ sinh học
Có kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, sinh phục vụ cho việc vận dụng vào làm việc trong khối ngành công nghệ kỹ thuật sinh học bao gồm từ nguyên lý đến các quy trình ứng dụng hoặc phương pháp luận
Có kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành sâu về lĩnh vực công nghệ sinh học để thiết kế, vận hành, phân tích và vận dụng giải quyết các bài toán thực tế vào các hoạt động kỹ thuật công nghệ
Kiến thức bổ trợ:
- TOEIC 450 về tiếng Anh hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương.
- Đạt trình độ B về tin học ứng dụng.
Kỹ năng của nhân viên ứng tuyển vị trí công việc
- Có khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm; Khả năng phân tích và giải thích các số liệu thu được và áp dụng các kết quả thí nghiệm để cái tiến quy trình trong lĩnh vực Công nghệ sinh học.
- Có khả năng tính toán, thiết kế, tối ưu hoá một quá trình, một quy trình sản xuất công nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học để đáp ứng các nhu cầu mong muốn
- Có khả năng lựa chọn và áp dụng kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại của ngành công nghệ sinh học vào các hoạt động kỹ thuật công nghệ.
- Có khả năng làm việc và tham gia hiệu quả vào các nhóm kỹ thuật nhằm đạt một thành công chung nhất.
- Có khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố cơ bản trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
- Có khả năng giao tiếp hiệu quả: viết báo cáo, trình bày, diễn đạt ý tưởng qua lời nói, hình ảnh trong môi trường kỹ thuật và thực tế xã hội
- Hiểu được sự cần thiết và có khả năng tự định hướng trong việc tiếp tục phát triển nghề nghiệp.
- Hiểu được đạo đức nghề nghiệp, đạo đức sinh học, pháp luật, an toàn sinh học và có trách nhiệm với các vấn đề xã hội.
- Có nhận thức về ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật công nghệ đến xã hội và toàn cầu.
- Cam kết và thực hiện có chất lượng và kịp thời trong việc cải tiến liên tục.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm việc tại các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghệ cao, công ty tư vấn, công ty thương mại, xí nghiệp, trang trại, v.v. ở trong và ngoài nước liên quan đến việc sản xuất và thương mại, dịch vụ các sản phẩm công nghệ sinh học;
- Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học trong nước và quốc tế;
- Làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đào tạo và nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học ở trong và ngoài nước;
- Làm việc tại các Trung tâm y tế về phân tích, xét nghiệm hóa sinh, tế bào, phân tử có sử dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học ở trong nước và quốc tế;
- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước có lĩnh vực hoạt động liên quan tới sinh học và công nghệ sinh học;
- Kỹ sư Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể tự khởi nghiệp, tạo lập doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về kỹ năng cần có của người kỹ sư nông nghiệp khi muốn ứng tuyển vào vị trí công việc.