Trước khi đăng ký bộ môn công nghệ sinh học, điều mà sinh viên quan tâm đến nhất là gì? Chắc chắn là đầu ra của công việc này phải không nào? Theo bạn, tuyển dụng công nghệ sinh học yêu cầu những gì? Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về vấn đề này nhé.
Nội dung chính
Ngành công nghệ sinh học có liên quan đến bộ môn nào?
Người làm ngành công nghệ sinh học sẽ cần đảm bảo được đào tạo chuyên môn với đầy đủ các bài học về:
Đối với trình độ Đại học, ngành CNSH thường được phân thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng: CNSH ứng dụng trong nông nghiệp, thực phẩm, môi trường, thủy sản, y dược…
Ngoài khối lượng kiến thức nền về sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến và bảo quản thủy hải sản, công nghệ lên men… Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc, tổng hợp, phân tích dữ liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại trong CNSH.
Một số môn học tiêu biểu của ngành:
– Sinh học Phân tử
– Công nghệ sinh học động vật
– Công nghệ sinh học thực vật
– Kỹ thuật di truyền
– Nông nghiệp Công nghệ cao
– Nuôi cấy mô và thực hành nuôi cấy mô
– Công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu
– Công nghệ chế biến và bảo quản thủy hải sản
– Công nghệ lên men
– Công nghệ sau thu hoạch
Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Sinh học?
Hiện nay có rất nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cơ sở triển khai ứng dụng CNSH đã được hình thành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực CNSH hiện đang thiếu trầm trọng. Do vậy, triển vọng và cơ hội việc làm dành cho các kỹ sư công nghệ sinh học là rất lớn.
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư công nghệ sinh học có thể làm việc ở những vị trí như:
- Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản, dược phẩm;
- Chuyên viên tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu công nghệ vi sinh, CNSH thực vật, CNSH động vật;
- Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; kỹ thuật viên xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa;
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực sinh học, sinh học thực nghiệm và CNSH ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và CNSH của địa phương;
- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh (thương mại – dịch vụ) với quy mô vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực CNSH.
Yêu cầu tuyển dụng công nghệ sinh học
Rất nhiều người vẫn cho rằng người làm việc trong các ngành nghiên cứu chỉ cần làm tốt công việc chuyên môn là được. Tuy nhiên, từ các mô tả công việc sơ lược ở trên, chúng ta cũng có thể thấy, họ cần có nhiều kỹ năng hơn thế. Kỹ sư công nghệ sinh học cũng vậy, nhà tuyển dụng thường sẽ đưa ra những yêu cầu như:
-
Khả năng bắt kịp xu hướng
Cũng giống như các ngành dịch vụ, kỹ sư công nghệ sinh học cần nắm bắt được những xu hướng sống hiện đại mới nhất. Việc đó giúp họ nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới lạ, hữu ích và được ưa chuộng. Là người nghiên cứu và sáng tạo cái mới, nếu không thể nắm bắt xu hướng mới nhất, kỹ sư công nghệ sinh học sẽ không thể tạo ra được những thành phẩm giá trị.
-
Kỹ năng làm việc nhóm
Công việc nghiên cứu rất ít khi làm việc độc lập. Hơn nữa, công việc của kỹ sư công nghệ sinh học thường tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp từ ngành khác như kỹ thuật, hóa dược,… Điều này đòi hỏi họ cần có khả năng làm việc nhóm để nhanh chóng hòa nhập và nghiên cứu thành công.
-
Khả năng giao tiếp
Công việc của kỹ sư công nghệ sinh học dù là công việc nghiên cứu nhưng lại yêu cầu rất nhiều tính thực tiễn. Khả năng giao tiêp của họ được ứng dụng không chỉ trong môi trường làm việc, mà còn là môi trường hợp tác. Ngành công nghệ sinh học để hoàn thiện sản phẩm cần có sự hợp tác của các bên cung ứng nguyên liệu. tiêu thụ sản phẩm và cả các cơ quan quản lý nhà nước. Mặc dù sẽ có sự hỗ trợ của nhân viên hành chính-kinh doanh, nhưng cốt lõi giá trị công nghệ sinh học nằm trong tay các kỹ sư. Một kỹ sư có khả năng giáo tiếp, truyền đạt, thuyết phục sẽ giúp sản phẩm tiến gần hơn với đích đến thành phẩm.
-
Tinh thần khám phá
Bên cạnh sự sáng tạo, các kỹ sư công nghệ sinh học là người làm việc với các yếu tố có sẵn. Chính vì vậy, họ cần là người có khả năng khám phá cái mới trong những điều tưởng như đã cũ. Tinh thần khám phá là yếu tố cần thiết cho tất cả những ai làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu. Kinh nghiệm sống thực tế phong phú Kinh nghiệm sống sẽ cho kỹ sư công nghệ sinh học những gợi ý thú vị cho các sản phẩm, dự án. Mọi yếu tố thành phẩm của công nghệ sinh học đều sẽ được ứng dụng vào thực tiễn. Vậy nên chúng cần có cơ sở thực tiễn, điều này cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của người nghiên cứu.
Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một trong những thông tin giúp bạn có thêm hành trang để ứng tuyển vào vị trí kỹ sư công nghệ sinh học tại các nhà tuyển dụng.