Bạn biết gì về kỹ sư chăn nuôi? Cơ hội việc làm nghề này có tốt không?

Đăng tuyển 100% free với hàng ngàn ứng viên!

Hiện nay, kỹ sư chăn nuôi đang là một ngành nghề đang rất được quan tâm. Đây là chuyên ngành mới nhưng lại có rất nhiều cơ hội việc làm cả trong và ngoài nước. Nghe có vẽ khá xa lạ nhưng công việc của một kỹ sư chăn nuôi lại rất thực tế và mang đến nhiều ý nghĩa thiết thực cho người nông dân. Vậy kỹ sư chăn nuôi là gì? Kỹ sư chăn nuôi làm những việc gì? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về ngành nghề này nhé.

Kỹ sư chăn nuôi là ngành nghề được rất nhiều người quan tâm hiện nay
Kỹ sư chăn nuôi là ngành nghề được rất nhiều người quan tâm hiện nay

1. Kỹ sư chăn nuôi là gì?

Một kỹ sư chăn nuôi phải có hiểu biết chuyên sâu về dinh dưỡng, đặc tính, …. củ mỗi loại vật nuôi kể cả thủy hải sản. Nhờ vào kiến thức này mà người kỹ sư chăn nuôi sẽ thực hiện công việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ, thông tin có được để phục vụ cho quá trình chăn nuôi.

  1. Kỹ sư chăn nuôi làm gì ?

Công việc của một kỹ sư chăn nuôi có rất nhiều, điển hình như:

– Chọn lựa, lai tạo ra giống mới ít bệnh, cho năng suất cao, thịt ngon hơn, …

– Ứng dụng công nghệ trong quá trình quản lý, lập kế hoạch chăn nuôi tại cơ sở làm việc.

– Phân tích dinh dưỡng của vật nuôi để biết được dưỡng chất cần thiết trong mỗi giai đoạn phát triển cũng như giúp vật nuôi phát triển tốt nhất.

– Áp dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thức ăn, thực phẩm cho vật nuôi.

– Tìm hiểu và xác định được kỹ thuật nuôi đúng đắn cho vật nuôi. Kỹ thuật đó bao gồm thiết kế chuồng trại sao cho đúng tiêu chuẩn, chăm sóc vật nuôi sao cho đúng cách, ….

– Cùng phối hợp trực tiếp với các bác sĩ thú y nếu cần để vật nuôi nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

– Kỹ sư chăn nuôi cũng có thể nghiên cứu và thực hiện sản xuất thuốc thú y.

Kỹ sư chăn nuôi có rất nhiều nhiệm vụ cần thực thiệt trong quá trình chăn nuôi
Kỹ sư chăn nuôi có rất nhiều nhiệm vụ cần thực thiệt trong quá trình chăn nuôi

3. Nơi làm việc của kỹ sư chăn nuôi

Là một ngành có thể đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ nên kỹ sư chăn nuôi có thể làm việc ở rất nhiều nơi. Nếu là một người giỏi, có nhiều kinh nghiệm và trình độ thì kỹ sư chăn nuôi có thể làm việc tại viện nghiên cứu hoặc ở trường đại học. Cũng có rất nhiều kỹ sư chăn nuôi làm việc trong trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh vật nuôi nào đó.

Nếu muốn, người kỹ sư chăn nuôi hoàn toàn có thể tự sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, những doanh nghiệp, công ty về chăn nuôi như công ty chế biến thức ăn gia súc, trạm khuyến nông, …. cũng cần có kỹ sư chăn nuôi.

Có không ít kỹ sư chăn nuôi sau khi góp đủ vốn và tích góp đủ kinh nghiệm đã tự mình mở cơ sở chăn nuôi và kinh doanh riêng. Sử dụng chính kiến thức của mình để tự chăm sóc, chăn nuôi, sản xuất thức ăn, … là cách tạo lợi nhuận rất tuyệt vời.

  1. Thách thức của ngành kỹ sư chăn nuôi

Trên thực tế, ngành kỹ sư chăn nuôi không có nhiều địa chỉ đào tạo uy tín nên để tiếp cận được với chuyên ngành này cũng không phải điều đơn giản. Ngoài kiện thức lý thuyết, sách giáo khoa và được giảng dạy trên thực tế thì kỹ sư chăn nuôi rất cần kiến thức thực tế. Đây là ngành nghề có thể gây ảnh hưởng đến cả một tập thể, một khu chăn nuôi lớn nên tính trách nhiệm rất cao.

Người kỹ sư chăn nuôi phải có nhiều kinh nghiệm thực tễ và kiến thức vừng vàng
Người kỹ sư chăn nuôi phải có nhiều kinh nghiệm thực tễ và kiến thức vừng vàng

Kinh nghiệm thực tế rất quan trọng để người kỹ sư đưa ra quyết định đúng đắn và tạo được nhiều đột phá mới. Vì một người kỹ sư chăn nuôi chỉ đi theo lối mòn sẽ khó có thể bắt kịp xu hướng phát triển hiện đại.

Người kỹ sư chăn nuôi có rất nhiều nhiệm vụ cần thực hiện trong suốt quá trình làm việc. Mặc dù cơ hội việc làm cao nhưng trách nhiệm của kỹ sư chăn nuôi cũng rất lớn. Nếu chăm chỉ học hỏi, mài mò thực tiễn thì kỹ sư chăn nuôi sẽ là “chìa khóa vàng” để tạo ra lợi nhuận lớn cho ngành chăn nuôi.

  • Chia sẻ bài viết

Để lại lời nhắn